|
-
Kính gửi cục bảo vệ trẻ em !
Tôi tên là trần hông trang , hiên sinh sống tại ngõ sô 9 phố nam ngư - phường cửa nam quân hoàn kiếm HN .
Tại nơi tôi sinh sống nhà bên cạnh có nuôi giữ 1 con chó rất dữ và theo tôi đượ biết là chưa bao giờ tiêm phòng . Con chó đó đã 1 lần cắn ngừoi tromg xóm . Sau lần đó Công an phường đã đề nghị chủ nhà dọ mõm và tiêm phòng cho con chó . Nhưng ko biết quá trình can thiệp của phường Cửa Nam đến đâu mà tấy cả biện pháp trên ko đươc tiến hành .
Nguy hiểm tới cho cháu bé 6 tuổi là con gái tôi bị con chó dữ đó cắn vào thứ 3 vừa qua , tôi lại lên trình báo nhưng Công An Phường , uỷ ban phường Cửa nam nhưng đến hôm nay chưa thấy có sự can thiệp quyêt liệt nào nhằm bảo vệ cho những đứa trẻ trong xóm ngõ có tới gần 10 đứa trẻ luôn đứng trước nguy cơ bị chó dại cắn ( con chó chưa đươc tiêm chủng ) .
Tôi cảm thấy sự viêc rất nghiêm trọng khi con gái 6 tuổi của tôi phải NGHỈ HỌC - MỆT MỎI - HOẢNG SỢ !
Vậy tôi phải kêu cứu ai , ở đâu , xin trả lời cho tôi biết ? Tôi xin chân thành cảm ơn
Trần hồng trang(Linhtrang.kryolan@gmail.com) - 12 nam ngư - cửa nam hoàn kiếm hà nội
Trả lời :
Bạn hãy gọi tới số tổng đài 111 để được hỗ trợ.
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (111) là dịch vụ công đặc biệt nhằm mục tiêu thường trực tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em.
|
-
Trách nhiệm về đảm bảo quyền của trẻ em được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển?
Trả lời : 1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo mọi điều kiện để trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin phù hợp với lứa tuổi, giới tính và sự phát triển của trẻ em.
2. Các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm công khai thông tin về tổ chức, hoạt động của đơn vị mình thông qua các hình thức phù hợp.
3. Các thông tin mà trẻ em được tiếp cận, được cung cấp phải vì lợi ích của trẻ em, không xâm hại, không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.
|
-
Qui định về hạn chế quyền của cha mẹ trong trường hợp cha mẹ vi phạm quyền của trẻ em
Trả lời :
Hỏi:
Việc hạn chế quyền của cha mẹ, trong trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 17 Nghị định số 71/2001/NĐ-CP quy định:
1. Tòa án quyết định hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là trẻ em nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.
2. Trách nhiệm bảo đảm an toàn và sự phát triển bình thường của trẻ em trong trường hợp cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con là trẻ em:
a) Cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em. Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em.
b) Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi chưa có quyết định của Tòa án, cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm thời giao trẻ em cho thân nhân nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; trong trường hợp không có thân nhân thì giao trẻ em cho gia đình chăm sóc thay thế hoặc cho cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội.
c) Sau khi có quyết định của Tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con là trẻ em hoặc trong trường hợp khẩn cấp, việc tổ chức chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng thay thế với trẻ em được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định 71/2001/NĐ-CP.
|
-
Quy định trong việc bảo đảm quyền của trẻ được tham gia hoạt động xã hội
Trả lời :
Hỏi:
Những quy định trong việc bảo đảm quyền của trẻ được tham gia hoạt động xã hội?
Trả lời:
Theo Điều 212 Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định:
1. Cha, mẹ, người giám hộ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục, văn hóa, tổ chức xã hội, cơ sở dịch vụ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có trách nhiệm tạo điều kiện cho trẻ em tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với năng lực, lứa tuổi và giới tính của trẻ em.
2. Các hoạt động xã hội của trẻ em phải vì lợi ích của trẻ em, của xã hội và không ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ em.
3. Không được lợi dụng sự tham gia hoạt động xã hội của trẻ em và các hoạt động xã hội có sự tham gia của trẻ em vào các mục đích gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình, kinh doanh trái pháp luật, lạm dụng và xâm hại trẻ em.
|
-
Quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải làm việc nặng nhọc, xa nhà
Trả lời :
Hỏi:
Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại, trẻ em phải làm việc xa nhà gia đình được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo Điều 54 Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 quy định:
1. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phát hiện, giải quyết kịp thời tình trạng trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; tạo điều kiện cho trẻ em được học nghề, làm công việc phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi trong phạm vi địa phương.
2. Cha mẹ, người giám hộ có trách nhiệm giữ liên hệ thường xuyên với trẻ em phải làm việc xa nhà gia đình để giúp đỡ, giáo dục trẻ em.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trẻ em phải làm việc xa nhà gia đình có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, được chăm sóc sức khỏe, học văn hóa, tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
|
|
|
|
|
|
|