|
-
Dạ cho e hỏi là. E làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ là ngày 28/01/2019. Đến ngày 9/3/2019 e mới có quyết định nghĩ việc thì có thể làm hồ sơ nhận tiền thất nghiiệp được k ạ. Có quá 3 tháng chưa ạ. Tính từ ngày nghĩ việc hay ngày làm đơn xin chấm dứt HĐLĐ ạ. E xin cảm ơn
Trần nguyên(trannguyenk20@gmail.com)
Trả lời :
Căn cứ theo quy định tại Luật việc làm năm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Thứ nhất, đã chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật theo khoản 1 Điều 49 Luật việc làm năm 2013.
Thứ hai, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 49 của Luật việc làm 2013;
Thứ ba, đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm 2013;
Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật việc làm 2013 như sau:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
|
-
Chồng Tôi là đối tượng thương binh, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật 65%, tháng 8/2013 do lâm bệnh nặng nên đã từ trần, khi đó Tôi 53 tuổi. Vậy, Tôi có được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng không?
Trả lời : Trả lời:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 32 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 thì: Thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 61% trở lên chết, thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng; "Trường hợp khi thương binh chết mà cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng chưa đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng khi đủ 60 tuổi đối với nam, 55 tuổi đối với nữ".
Như vậy, trường hợp của Bà đến khi đủ 55 tuổi thì được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng
|
-
Để được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp người thất nghiệp phải có các điều kiện gì?
Trả lời : Trả lời
Theo quy định tại Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội, Điều 15 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 100/2012/NĐ-CP ngày 21/11/2012 thì người thất nghiệp là người đang đúng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
1. Đó đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động được tính nếu người sử dụng lao động và người lao động đó đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đó thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc ít nhất 01 ngày trong tháng đó.
2. Đó đăng ký thất nghiệp với cơ quan lao động khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng ký với cơ quan lao động theo quy định.
|
-
Những doanh nghiệp, tổ chức nào thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Trả lời : Trả lời:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội và Điều 3 của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có sử dụng từ mười (10) người lao động trở lên tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp sau đây thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
1. Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị, đơn vị sự nghiệp thuộc tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội khác.
3. Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
4. Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
5. Hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.
6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
|
-
Tôi - Lê Thị Nguyêt đã đóng bảo hiêm thất nghiệp đủ 12 tháng liên tiếp đến cuối tháng 12 năm 2014 tại công ty có trụ sở ở TP Hồ Chí Minh.
- 1/2015 Tôi bắt đầu đi làm cho một công ty khác tại Singapore và dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp tại Viet Nam.
- 8/2015 Tôi đã chấm dứt hợp đồng với công ty tại Singapore. Tôi đã vê Viet Nam và chưa tìm được việc làm. Vậy tôi có nắm trong trường hợp được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không? Nếu có, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp của tôi bao gồm những những hồ sơ gì?
Chân thành cảm ơn!
Le Thi Nguyet(lenguyetqn@gmail.com) - Quảng Nam
Trả lời :
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm thì người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 43 của Luật này;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây: thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; chết.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận.
Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau: Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội; Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoản thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, bà Nguyệt không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp nên không được hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bà Nguyệt sẽ được cộng dồn theo các quy định nêu trên.
|
|
|
|
|
|
|